1. VHXH và đài truyền thanh phường:
- Tổ chức tuyên truyền rộng rãi đến các tổ chức, cá nhân và quần chúng Nhân
dân các quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi gây ô nhiễm tiếng ồn, gây mất
an ninh trật tự cụ thể:
+ Theo điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021
của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự,
an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ;
phòng, chống bạo lực gia đình; trường hợp gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo
tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến
06 giờ sáng ngày hôm sau; sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến
1.000.000 đồng (nếu tổ chức vi phạm thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000
đồng đến 2.000.000 đồng).
+ Trong trường hợp việc gây tiếng ồn ngoài khoảng thời gian nêu trên (Sau 6
giờ sáng đến trước 22 giờ đêm trong ngày) nhưng gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ
thuật về tiếng ồn từ 2 dBA trở lên sẽ bị xử phạt theo khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11
Điều 22 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Theo đó mức xử phạt tiền
tương ứng đối với cá nhân là từ 1 triệu đồng đến 160 triệu đồng (nếu tổ chức vi phạm
thì bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 320 triệu đồng). Ngoài ra, tùy mức độ vi phạm, có
thể bị đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm tiếng ồn của cơ sở từ 3 đến 12 tháng.
- Tiếp nhận và xử lý hồ sơ xin tổ chức hoạt động “Hát cho nhau nghe”, “Hát
nhạc sống tự phát”, hướng dẫn các cơ sở này thực hiện đúng các quy định của pháp
luật và chủ trương của thị xã về tổ chức biểu diễn, nội dung chương trình, thời gian
hoạt động, tiêu chuẩn, mức ồn cho phép, đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống cháy
nổ…
- Đài truyền thanh phường tăng thời lượng thông báo công văn này trên hệ thống
truyền thanh của phường 2 lần trên ngày, công chức VHXH phường đăng tải công văn
của thị xã và của phường lên cổng thông tin điện tử của phường, các trang mạng xã
hội để nhân dân được biết.
2. Công an phường:
- Chỉ đạo cảnh sát khu vực phối hợp chặt chẽ với các khối phố và Tổ BVDP
nắm bắt địa bàn, thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở đối với các hoạt động “Hát cho
nhau nghe”, “Hát nhạc sống tự phát” trên địa bàn; kiên quyết xử lý đối với đối với
hành vi gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong
khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau.
- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, kiên quyết xử lý đối với hành vi gây tiếng
động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian
từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau. Đối với các vụ việc phức
tạp, vượt quá thẩm quyền cần tham mưu UBND phường báo cáo UBND thị xã, Công
an thị xã hoặc cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường để được
hướng dẫn
- Phối hợp với Địa chính – Môi trường kịp thời kiểm tra, xử lý đối với các cơ
sở kinh doanh vi phạm các quy định về tiếng ồn, tham mưu UBND phường xử lý theo
các quy định tại Điều 22 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ
quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
3. Công chức Địa chính - Môi trường:
- Tham mưu UBND phường thực hiện công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường, trong đó có việc xử lý đối với các vi phạm quy định về tiếng ồn.
- Tham mưu UBND phường kiến nghị phòng Tài nguyên Môi trường hướng
dẫn, hỗ trợ các giải pháp về nhân lực, trang thiết bị để tổ chức sử dụng kết quả, dữ liệu
thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật trong việc phát hiện, xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
4. Đề nghị các Hội đoàn thể phường:
- Tuyên truyền nội dung công văn của thị xã, của phường đến với hội viên, đoàn
viên mình, tránh tình trạng đoàn viên, hội viên mình vi phạm.
5. Các đồng chí Trưởng khối phố:
- Phối hợp với cảnh sát khu vực thường xuyên quản lý, nhắc nhở các cơ sở kinh
doanh có sử dụng hệ thống âm thanh, các tổ chức, cá nhân thường xuyên tổ chức hoạt
động “Hát cho nhau nghe”, “Hát nhạc sống tự phát” trên địa bàn.
- Chủ trì làm việc với đại diện các tổ chức, cá nhân để tuyên truyền nội dung
đến các hộ kinh doanh Loa kẹo kéo, dịch vụ “Hát cho nhau nghe” và cho các hộ ký
cam kết đảm bảo an ninh trật tự và không sử dụng âm thanh gây tiếng ồn trái với quy
định của pháp luật.
- Tiếp nhận tin báo, phản ánh của người dân về tình hình vi phạm an ninh trật
tự về độ ồn, vượt quá thời gian quy định thì báo về công an phường để kịp thời kiểm
tra xử lý theo quy định.
- Tổ chức thống kê, lập danh sách các hộ kinh doanh dịch vụ “Hát cho nhau
nghe”, dịch vụ Loa kẹo kéo trên địa bàn phường, thời gian nộp trước ngày 03/12/2023
để UBND phường tổng hợp báo cáo về phòng VHTT thị xã Điện Bàn đảm bảo thời
gian theo quy định.